Văn Phòng Kiến Trúc Sư Trần Bình

Với kiến trúc sư Jean Nouvel Ánh sáng là vật liệu

Bài: KTS. Đoàn Khắc Tình

Kiến trúc sư Jean Nouvel sinh năm 1945 tại thành phố Fumel, Pháp. Tốt nghiệp trường nghệ thuật Paris năm 1971, hiện đang sống và làm việc ở Paris. Giải thưởng Grand Prix d’Architecture năm 1987, giải thưởng Aga Khan 1987. Tác phẩm chính : Architechture Studio, Paris và Viện thế giới Ả rập, Paris (1987, cộng tác với P. Soria, G. Lezenes); Quần thể nhà ở Nemausus, Nimes (1987); Khách sạn Haute Rive, Bordeaux Bouliac (1989); khách sãn Saint James, Bordeaux (1990); Trung tâm truyền thông CNRS, thành phố Nancy (1990); nhà hát Opera Lyon, thành phố Lyon (1987 – 1993); trung tâm hội nghị Tours; Tòa nhà quỹ bảo trợ Cartier, Paris (1991 – 1994).

Có lẽ Jean Nouvel là kiến trúc sư Pháp đương đại nổi tiếng nhất ở ngoài biên giới Pháp, mặc dù hầu hết các tác phẩm của ông đều được xây dựng trên đất nước mình. Một phần lý do sự nổi tiếng của Jean Nouvel là thân hình vạm vỡ, trên mình luôn vận bộ đồ đen rất ấn tượng khiến ta dễ dàng nhận ra và nghĩ ông là người trực tính. Mới đầu, có lẽ Viện Thế giới Ả rập ở Paris tỏ ra có đóng góp to lớn nhất trong việc tạo nên danh tiếng cho kiến trúc sư Jean Nouvel, dù người ta cũng chỉ rõ ông từng cộng tác chặc chẽ với hai kiến trúc sư P.Soria và G. Lezenes khi làm công trình này. Thế nhưng ngay sau đó Nhà hát Opera ở Lyon và Tòa nhà quỹ bảo trợ Cartier ở Paris tiếp tục đưa danh tiếng của ông lên một tầm cao mới. Ngoài ra còn phải kể đến dự án (chưa xây dựng) Tòa tháp cao 400m ở khu Defense, Paris. Thời gian cuối năm 1994 Jean Nouvel đặc biệt được nhắc đến nhiều ở Pháp vì lẽ ông đã dành chiến thắc trong cuộc thi Sáng tác sân vận động mới, xây dựng gần Paris dành cho World Cup 1998, nhưng kết cục lại là nhóm kiến trúc sư khác, do Michel Macary chủ trì được trao công việc. Một kết quả mà Nouvel đã tranh cãi kịch liệt.

Viện Thế Giới Ả Rập, 1987

Đây là sản phẩm của một ý tưởng cực kỷ độc đáo, hay nói một cách khác chính con mắt tinh đời của Jean Nouvel đã thấu thì được thử ánh sáng Islam và thế tục hóa nó bằng công nghệ cho mọi người cùng chiêm ngưỡng và để nói rằng đó cũng chỉ là một thứ ngưỡng vọng tôn giáo như mọi tôn giáo và hoàn toàn có thể đồng tụ, hòa hợp với thế giới từ cái đẹp Ả Rập rất riêng biệt. Jean Nouvel đã tìm được một lối thoát rất thông minh ra khỏi ảnh hưởng cơ đốc, mà cụ thể là truyền thống kiến trúc châu Âu vì sự không cần thiết có mặt của nó trong không gian kiến trúc Ả Rập đầy khắc bạc và hướng nội. Thực ra tính tượng trưng của nghệ thuật Ả Rập không thiếu có phần dồi dào là đằng khác, nhưng điều tế nhị là Viện Thế Giới Ả Rập lại nằm trên đất châu Âu , nhất là ngay giữa Paris – kinh đô nghệ thuật, thì sự giằng co về hình thức không khỏi gay gắt. Khó khăn này được Jean Nouvel hóa giải và ông đã hào phóng tặng cho Nghệ thuật Ả Rập một sắc thái hiện đại không chê vào đâu được. Có thể không còn nghi ngờ gì, ở đây Jean Nouvel đã lấy nguồn gốc đạo lý làm cơ sở cho các quan điểm xã hội. Và ông đã đúng: Dù là ăn hóa châu Âu hay châu Á, triết lý thường bắt nguồn từ nhận thức những gì có thể được gọi là kỳ quan của trật tự, kỳ quan của tư duy. Truyền thống Ả rập bắt nguồn từ đó giúp Jean Nouvel mô tả được những mối liên hệ, những quy luật đạc biệt ngoài kinh nghiệm của người châu Âu qua quy mô và chi tiết hóa không gian của Viện Thế Giới Ả Rập – một hình thức đối thoại thông tuệ mà thật dễ hiểu. Năm 1987, khi nhận giải thưởng Eke Bạc cho Viện Thế Giới Ả Rập, ông có nói : “ Vật liệu quan trọng bậc nhất sử dụng cho tòa nhà này, cũng như trong nền kiến trúc Ả Rập đó là ánh sáng.

Nhà hát Opera Lyon (1987- 1993)

Bằng cách đào sâu nhà hát Opera cũ ở Lyon (do Chenavard và Pollet xây dựng từ năm 1831 ), Jean Nouvel đả tăng gấp 3 không gian nội thất của công trình. Ông đạt được điều này không chỉ bằng cách đào xuống phía dưới tòa nhà mà còn thêm một hình vòm bán trụ khổng lồ, cao 20m lên trên nóc nhà hát ( dùng làm khu diển tập cho đội múa ba lê). Nằm đối diện với tòa thì chính thành phố và cách Bảo tàng nghệ thuật Lyon 50m, Nhà hát Opera trở thành một đặc điểm dễ nhận thấy trên đường chân trời thành phố, nhất là kế từ khi chuyên gia chiếu sáng Yan Kersale được Nouvel yêu cầu thiết kế tạo tia ánh sáng màu đỏ đặc biệt cho tòa nhà, mà cường độ phụ thuộc vào số người bên trong. Hoạt động văn hóa của thành phố Lyon trở nên sôi động nhờ công cuộc tu bổ Bảo tàng quãng trường phía trước nhà hát do nghệ sĩ Daniel Buren thiết kế lại. màu yêu thích của kiến trúc sư Jean Nouvel chắc chắn là màu đen chính kịch thể hiện ở phòng khan giả, nhưng màu huyết dụ tươi – màu truyền thống của cửa cánh màn nhung sân khấu được “bào trước” đến mức hơi dư thừa ở ngoài hành lang – một khẳng định đây là kịch trường quý tộc. Sự đánh tráo định hướng không gian kiểu này có phần không khuyến khích sở thích của tất cả mọi người , nhưng nếu như ta cảm thông dụng ý quán xuyến ngay từ đầu cùa kiến trúc sư Jean Nouvel là dùng hình thức bên ngoài nhà nhà hát Opera Lyon như một định nghĩa chuẩn cấu trúc Roman – một phần của truyền thống rộng lớn, dành riêng phản ánh nhựng điều huyền bí đương thời với tham vọng diễn tả cuộc sống trên bình diện rộng lớn hơn, thì ta dễ dàng nhất trí với ông. Hơn nữa càng thêm ngưỡng mộ tác phẫm của Jean Nouvel vì thấu hiểu ông đã tự tin nhường nào khi tìm về quá khứ Roman, vốn xưa nay không hề được các thế hệ kiến trúc sư châu Âu mặn mà. Trên thực tế, hình thức và cách tổ chức không gian Nhà hát Opera Lyon khác nào một cuộc tranh luận cần thiết cho sức sống của Chủ nghĩa Cổ điển ngay giữa thời điểm sau chót của thế kỷ XX.

Trung tâm Hội Nghị Tours

Nằm đối diện nhà ga thành phố, vẻ khiêm nhường, tầm thấp, công trình này bao gồm 3 phòng lớn với sức chứa tương ứng là 2.000, 700 và 350 chỗ. Riêng khan phòng 2.000 chỗ là kết quả rõ rệt từ ý niệm thiết kế của Jean Nouvel : “Tối và sạch với những thiết bị được bố trí trong các hốc tường”. Ở đây có một nhà hàng cùng lúc phục vụ được 800 người. Toàn bộ quần thể Trung tâm Hội nghị như một nhà máy liên hợp gói ghém trong khoảng 22.000m2 sàn trên một dải đất dài và hẹp. Phòng lớn nhất trong 3 phòng họp được đặt ngầm dưới đất, cho phép ngoại thất khá thấp , gây được ấn tượng sâu sắc nhờ đường cong của mặt đứng và bộ mái hình mũ vận động viên bong chày mở rộng như được treo bổng lên . Dụng ý của nhà kiến trúc là nhấn mạnh “ngoại thất thật đơn giản và nội thất thật phức tạp”. Ông nói, giọng đầy tự hào về ngoại thất Trung tâm Hội Nghị Tours: “Đây là mặt đứng thanh thoát nhất mà tôi từng thiết kế, nó không biểu hiện thủ pháp nào hết”. Hiệu quả sự can thiệp của Nouvel vào thị trấn Tours được khẳng định, bộ mái cố tình nhô ra, đến mức che phủ cả đỉnh nhọn tháp chuông nhà thờ ở cuối phố và mặt đứng lượn cong phủ kính của Trung tâm Hội nghị Tours đã tách hẳn nó khỏi không gian đô thị rất cổ truyền này. Jean Nouvel cũng là người thiết kế văn phòng du lịch nằm đối diện bên kia đường. Khu xếp dỡ hàng hóa cho Trung tâm Hội nghị nằm ở tầng hầm của Văn phòng du lịch.

Tòa nhà quỹ bảo trợ Cartier, Paris (1991 – 1994)

Khi được công ty bảo hiểm GAN ( chủ khu đất ) và Hội đồng quản trị Quỹ Cartier chọn thiết kế của mình để xây dựng tòa nhà mới cho Quỹ Catier tại số 261 đại lộ Raspail tại Paris năm 1991, Jean Nouvel phát biểu: “ Tôi đặt nghệ thuật trong kiến trúc và kiến trúc trong thành phố”. Và ông đã làm đúng như vậy: Bề mặt kính của tòa nhà Quỹ bảo trợ Cartier trên đại lộ Raspail ở Paris phản chiếu trung thành sự ngay hàng thẳng lối của những tòa nhà nằm trên tuyến phố Raspail, tạo một tầm nhìn trải rộng vào chính công trình và rót đầy thứ ánh sáng tự nhiên với sắc thái mặt trời vào bên trong công trình. Tào nhà Quỹ bảo trợ Cartier gồm không dưới 16 tầng, trong đó đã có tới 8 tầng ngầm dưới đất. Tòa nhà có 400m2 văn phòng cho Cartier France, 1.600m2 không gian triển lãm cho Quỹ bảo trợ, 800m2 không gian kỹ thuật và 4.000m2 sân vườn. Điều quan trọng nhật là công trình được tạo hình bởi 5.000m2 mặt kính hoàn toàn trong suốt. Jean Nouvel đã nói: “ Chính kiến trúc mà trò chơi của nó là làm cho các giới hạn hữu hình của công trình biến mất một cách nên thơ. Khi cái áo và cái thực không còn khác biệt, kiến trúc phải có can đảm chấp nhận sư trái ngược này”. Kiến trúc sư Jean Nouvel, người mà bộ cánh màu đen ấn tượng dường như được trù tính cẩn thận để đóng góp vào hình ảnh của con người ông như một huyền hoại sống. Dĩ nhiên ông có quyền đánh giá cao tác phẩm của mình, nhưng nếu ông không làm điều đó thì chỉ riêng Tòa nhà Quỹ bảo trợ Catier, một trong những công trình ấn tượng và tân kỳ nhất được xây dựng ở Pháp trong thập niên sau cuối của thế kỹ XX cũng đủ xác nhận như một ý kiến tuyệt vời về kiến trúc sư Jean Nouvel.